Wikibooks: Tàu tuần dương hạng nặng Đế quốc Nhật Bản/Lớp tàu Takao/Tàu Maya

Maya là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp Takao bao gồm bốn chiếc được thiết kế cải tiến dựa trên lớp Myōkō trước đó. Maya đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm ngày 23 tháng 10 năm 1944 trong trận chiến eo biển Palawan trong k...

Full description

Bibliographic Details
Format: Book
Language:Vietnamese
Subjects:
Online Access:https://vi.wikibooks.org/wiki/T%C3%A0u_tu%E1%BA%A7n_d%C6%B0%C6%A1ng_h%E1%BA%A1ng_n%E1%BA%B7ng_%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n/L%E1%BB%9Bp_t%C3%A0u_Takao/T%C3%A0u_Maya
Description
Summary:Maya là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp Takao bao gồm bốn chiếc được thiết kế cải tiến dựa trên lớp Myōkō trước đó. Maya đã hoạt động trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và bị tàu ngầm Mỹ đánh chìm ngày 23 tháng 10 năm 1944 trong trận chiến eo biển Palawan trong khuôn khổ Trận chiến vịnh Leyte. =Lịch sử hoạt động= =Giai đoạn mở màn chiến tranh Thái Bình Dương= Lúc khởi đầu Chiến tranh Thái Bình Dương Maya là soái hạm của Hải đội Tuần dương 4 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc (sau này là Đô đốc) Kondo Nobutake cùng với các con tàu chị em với nó Atago Chōkai và Takao và được trao nhiệm vụ hỗ trợ cho cuộc chiếm đóng Malaya và Philippines. Từ tháng 1 đến tháng 3 năm 1942 Maya tham gia các chiến dịch nhằm chiếm đóng khu vực Đông Ấn thuộc Hà Lan vốn giàu nguồn dự trữ dầu mỏ tối cần thiết cho Nhật Bản. Vào ngày 3 tháng 3 năm 1942 Maya có mặt trong vụ đánh chìm chiếc pháo hạm Mỹ USS Asheville (PG 21) ở phía Nam đảo Java. Quay trở về Nhật Bản vào tháng 4 năm 1942 Maya tham gia cuộc truy đuổi không thành công Lực lượng Đặc nhiệm 16.2 vốn đã tung ra cuộc Không kích Doolittle xuống Tokyo làm hư hại chiếc tàu sân bay Ryuho đang trong quá trình cải tạo. Trong tháng 5 và tháng 6 năm 1942 nó tham gia vào chiến dịch chiếm đóng quần đảo Aleut. =Chiến dịch Guadalcanal và Chiến dịch quần đảo Aleut= Vào tháng 8 năm 1942 Maya được bố trí về phía Nam nhằm tăng cường lực lượng phòng thủ tại quần đảo Solomon và đã tham gia Trận chiến Đông Solomons. Nó đặt căn cứ tại Truk cho đến hết năm 1942. Tuy nhiên trong đợt tiến hành bắn phá sân bay Henderson vào ngày 14 tháng 11 ...