ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN ĐIỀU HÒA ÁP SUẤT THẨM THẤU VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ LEO (WALLAGO ATTU)

Nghiên cứu này nhằm xác định độ mặn thích hợp cho tăng trưởng của cá leo (Wallago attu). Cá leo giống 30 ngày tuổi (5.35 ± 0.93 g; 11.03 ± 0.25 cm) được xác định ngưỡng độ mặn bằng cách nâng dần độ mặn lên 1? sau 30 phút. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên sự điều hòa áp suất thẩm thấu c...

Full description

Bibliographic Details
Main Authors: Lam Mỹ Lan, Từ Ngọc Thảo, Đỗ Thị Thanh Hương
Format: Article in Journal/Newspaper
Language:Vietnamese
Published: Can Tho University Publisher 2014
Subjects:
Q
Online Access:https://doaj.org/article/ee57cbe9670f4b6db4cbf4d391cd9102
Description
Summary:Nghiên cứu này nhằm xác định độ mặn thích hợp cho tăng trưởng của cá leo (Wallago attu). Cá leo giống 30 ngày tuổi (5.35 ± 0.93 g; 11.03 ± 0.25 cm) được xác định ngưỡng độ mặn bằng cách nâng dần độ mặn lên 1? sau 30 phút. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên sự điều hòa áp suất thẩm thấu của cá được tiến hành với 6 nghiệm thức: đối chứng, 3?, 6?, 9?, 12?, 15? trong thời gian 14 ngày. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn (0?, 3?, 6?, 9?, 12?) lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá leo được thực hiện trong 6 tuần. Kết quả ngưỡng độ mặn của cá leo 30 ngày tuổi là 18?. áp suất thẩm thấu, nồng độ ion Na+ và ion K+ trong huyết tương cá leo tương đối ổn định ở môi trường nước có độ mặn từ 0 - 9?. Điểm đẳng áp của cá leo là ở độ mặn 9? (286,5 ± 21,4 mOsm/kg) tương đương áp suất thẩm thấu môi trường nước 262,3 mOsm/kg. Tăng trưởng của cá leo cao nhất ở nghiệm thức 0? (7,17 g/con) và tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 3? thấp nhất ở nghiệm thức 9? . Có thể nuôi cá leo ở các thủy vực nước có độ mặn thấp (3 - 6?) và ở nước có nồng độ muối 3? cá tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ sống cao.